Chủ Nhật, 25 tháng 5, 2014

Cách nấu Hủ tiếu Nam Vang

Chỉ mất một ít thời gian cùng các nguyên liệu đơn giản, bạn đã có thể chế biến món hủ tiếu Nam Vang thơm ngon, hấp dẫn cho gia đình
Hủ tiếu Nam Vang là gì?
Hủ tiếu Nam Vang là món hủ tiếu có nguồn gốc từ Campuchia nhưng do người Hoa chế biến, nguyên liệu chính là hủ tiếu khô, nước dùng chính là thịt bằm nhỏ, lòng heo nấu cùng. Sau đó trụng sơ mì với nước dùng sau đó cho các nguyên liệu phụ vào như giá, hẹ, thịt bằm cùng lòng heo vào. Đây được xem là món ăn mà ai khi đến Campuchia cũng phải thưởng thức. Tùy theo khẩu vị của từng người, có thể thay thế lòng heo bằng tôm, cua, mực v.v. nhưng nhất thiết phải có thịt bằm. Không giống như hủ tiếu Trung Hoa và hủ tiếu Mỹ Tho của Việt Nam, hủ tiếu Nam Vang có vị ngọt của nước lèo chính là thịt bằm nhỏ khá đặc biệt.
Hủ tiếu Nam Vang thường được ví như là món ăn đa sắc tộc, có nguồn gốc từ đất nước Campuchia, do người Hoa nấu và được người Việt ưa thích. Hãy cùng học nấu ăn món Hủ tiếu Nam Vang này nhé!!!

 Hướng dẫn cách nấu món Hủ tiếu Nam Vang
Nguyên liệu nấu Hủ tiếu Nam Vang: (6 người ăn)
  • 1kg xương ống
  • 300g tôm sống
  • 400g thịt nạc heo
  • 1 vỉ trứng cút
  • 200g mực tươi
  • 2 con mực khô.
  • Tỏi 1 củ
  • hành tím 10 củ
  • 1 củ hành tây
  • hành lá, ngò, cần tây, ớt, đậu phộng rang, giá, hẹ.
  • Dầu ăn, nước mắm, muối, đường, hạt nêm, tiêu.

Nguyên liệu để nấu hủ tiếu Nam Vang khá đơn giản, gồm có tỏi, hành tím, các loại rau, thịt nạc, tôm tươi, trứng cút…
 Cách nấu Hủ tiếu Nam Vang:
  1. Nấu nước dùng:
  2. Xương ống rửa sạch.
  3. Cho xương vào nồi luộc sơ khoảng 5 đến 10 phút, sau đó vớt ra rửa sạch, cho vào nồi áp suất (nếu có). Nấu nồi thường thì bạn sẽ tốn nhiều thời gian để ninh hơn.
  4. Nướng mực khô cho vào nồi cùng hành tím, hành tây, cho nước vào, đậy nắp nồi áp suất lại và ninh trong 10 phút. Trên nắp có nút báo hơi, xương mềm nắp báo có hai đường trắng thì tắt lửa. Để 30 phút cho hết hơi thì mở nắp ra.
  5. Nêm gia vị lại cho vừa ăn là được.
  6. Tỏi bằm nhuyễn, hành tím bằm nhuyễn và cháy vàng. Thịt bằm nhuyễn và xào chín, các loại rau rửa sạch.
  7. Tôm tươi luộc chín, bó vỏ. Mực làm sạch, thái thành từng lát nhỏ và luộc chín. Trứng cút luộc chín, bóc vỏ, hành lá thái nhỏ.
  8. Chần hủ tiếu sơ qua nước sôi rồi cho vào bát, cho tiếp giá, hẹ, mực, trứng cút, tôm, thịt bằm…
  9. Chan ngập nước dùng, thêm ít ớt tươi thái lát, rau sống ăn kèm và dùng nóng.

Hủ tiếu Nam Van dể ăn mà ngon thích hợp cho cuối tuần hay có khách đều ngon .Ngọt từ nước hầm sườn heo và bọng gà và thơm lừng của gan cùng với tôm càng làm cho ta ăn rồi lại muốn ăn nữa

Thứ Bảy, 24 tháng 5, 2014

Cách làm món cơm chiên Dương Châu ngon, đơn giản

Cơm chiên Dương Châu đã nức tiếng trên toàn thế giới. Làm món cơm này cũng không quá cầu kì, cùng trổ tài bếp núc mời cả nhà với món cơm chiên thơm ngon này nhé.


Hướng dẫn làm món cơm chiên Dương Châu

Nguyên liệu:
  • - Cơm trắng: 4 chén
  • - Xá xíu: 80g
  • - Đậu Hà Lan: 50g
  • - Lạp xưởng: 1 cái
  • - Cà rốt: 80g
  • - Trứng gà: 2 quả
  • - Tôm khô: 20g
  • - Tỏi băm, hành lá, rau mùi
  • - Muối, tiêu, đường, dầu ăn, dầu điều
  • - Xốt cà chua, xì dầu

Cách làm cơm chiên Dương Châu

  1. - Lạp xưởng luộc chín, xá xíu, cà rốt thái hạt lựu. Hành lá, rau mùi cắt nhỏ. Trứng đánh tan. Đậu Hà Lan và cà rốt luộc chín. Tôm khô ngâm nước cho mềm
  2. - Xào lạp xưởng với chảo nóng cho ra bớt mỡ, trút ra đĩa. Phi thơm tỏi băm, cho tôm khô và 1 chút đường vào xào cho bóng, bỏ ra đĩa cùng lạp xưởng.
  3. - Trộn đều cơm với xá xíu, đậu Hà Lan, cà rốt, nêm gia vị muối, xốt cà chua và dầu điều.
  4. - Đun nóng dầu, cho trứng vào vừa chiên vừa đánh để tạo thành những miếng mỏng rồi thêm cơm đã trộn vào đảo đều cùng với lạp xưởng và tôm cho đến khi hạt cơm se mặt. Cho thêm hành lá và rau mùi đã thái nhỏ, thêm chút hạt tiêu cho thơm.
Mách nhỏ


- Không chiên cơm quá lâu và đảo nhiều sẽ làm hạt cơm bị nát. Chọn gạo cũ và nấu hơi khô, khi chiên cơm sẽ tơi và ngon hơn.
- Rim tôm khô với đường để món ăn được ngon hơn.

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương

Nếu bình chọn món ăn tiêu biểu cho ẩm thực Việt Nam, có lẽ sẽ không ít người nghĩ tới món canh rau muống ăn kèm cà dầm tương. Đó không hẳn là do ảnh hưởng của câu ca dao “Anh đi anh nhớ quê nhà/Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương” mà còn bởi món ăn này đã thẩm thấu vào tâm hồn Việt nét quê dân dã mà không nơi nào trên thế giới có được.

 Món ăn đã thẩm thấu vào tâm hồn Việt (Ảnh: internet)
"Anh đi anh nhớ quê nhà,
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương"
Chợt nghĩ, chắc không ở đâu trên thế giới có rau muống như Việt Nam. Rau muống là một trong những thứ rau dễ trồng nhất ở xứ Việt. Loại cây này sinh sôi nảy nở nhanh chóng trên mặt ao, mặt ruộng mà chẳng cần chăm bẵm. Sức sống bền bỉ, mạnh mẽ của nó khiến người ta liên tưởng tới chính con người nơi đây. Cà pháo cũng là loại thực phẩm gắn liền với lịch sử đất nước. Cà xuất hiện từ rất sớm, thúng cà nuôi Gióng lớn đánh giặc Ân. Không phải ngẫu nhiên mà Gióng ăn cơm với cà chứ không phải là món khác. Cà là thực phẩm thường xuyên, dường như không thể thiếu trong bữa ăn truyền thống. Ở trong mỗi gia đình Việt xưa, chum cà là hình ảnh quen thuộc và phổ biến nhất. Muốn đánh giá xem một người con gái có đảm hay không, các bà mẹ chồng tương lai thường “vô tình hay hữu ý” mà xem chum cà hay dưa muối.
Nhiều Việt kiều ở nước ngoài tâm sự, một trong những thứ khiến họ nhớ Việt Nam là món rau muống với cà. Nếu như thèm phở hay cơm, ở nước ngoài người ta vẫn có thể chế biến được, nhưng rau muống với cà thì không thể, vì thế nỗi nhớ càng thêm khắc khoải.
Rau muống xanh non, cuộng nhỏ mềm mà luộc lấy nước thì tuyệt. Nhất là luộc bằng nước mưa, canh sẽ có màu xanh đẹp mắt và vị ngọt tự nhiên. Luộc rau muống khéo là không để cho rau ngả màu, rau phải xanh khi gắp ra đĩa. Rau muống chứa nhiều vitamin A, vì thế nếu luộc rau mà đạy vung nồi thì rau sẽ ngả màu không đẹp. Rau luộc vừa chín tới, không hăng mà vẫn giòn mới đúng tiêu chuẩn. Canh rau luộc mà được vắt thêm ít nước cốt chanh hoặc dầm với sấu chua sẽ là cực phẩm cho ngày hè xứ nhiệt đới.
Người Việt truyền thống lấy cà pháo quả trắng vỏ mỏng rửa sạch, ướp muối trong cả chum hay vại lớn để ăn dần. Khi muốn chế biến món cà dầm tương, các bà các mẹ thường cho một ít mỡ vào chảo rồi phi tỏi lên cho thơm nức mũi. Khi mùi hương của tỏi phi đã bay ra khắp chòm xóm thì đó mới là lúc cho tương vào. Tương bần là ngon nhất. Tương bần ngọt thơm đưa lại cảm giác êm dịu cho vị giác. Sau khi cho tương vào chảo, điều quan trọng nhất là phải nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Một chút đường, thêm vài lát ớt đỏ đẹp mắt là được. Dầm cà vào nước sốt tương hấp dẫn đó cho ngấm, ăn cùng với canh rau muống là sự kết hợp tuyệt hảo. Cà ăn ngậy và giòn, bùi mà vẫn dai, chua mặn vừa đủ lại ngọt ngọt vị tương, thoang thoảng hương tỏi phi hấp dẫn.
Canh rau muống với cà dầm tương là món ăn thuần Việt không nơi nào trên thế giới có được. Dù cho ngày nay văn hóa đông tây đã trở nên gần gũi, thức ăn trở nên phong phú hơn nhưng món ngon này vẫn là lựa chọn yêu thích của những tâm hồn Việt.

Lợi ích của Ngêu, ngao, sò, hến

Nghêungao, sò, hến là loài nhuyễn thể 2 mảnh sống nước ngọt, nước lợ, nước mặn. Đây là nguồn thực phẩm dinh dưỡng cao, chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là phosphorus, potassium, protein, vitamin A, và sắt. Cùng với đó, Nghêungao, sò, hến có lượng chất béo rất thấp, nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho những người ăn kiêng.

5 Điều tuyệt vời của Nghêungao, sò hến:
1 . Chứa nhiều chất sắt hơn thịt bò: chỉ cần 9 con nghêungao, sò nhỏ có thể chứa 24 milligram sắt, còn nhiều hơn lượng cần thiết nên dùng của một người trưởng thành trong một ngày (Phụ nữ trước thời kỳ kết thúc kinh nguyệt  yêu cầu cung cấp 18 milligram sắt/ngày, đàn ông và phụ nữ sau thời kỳ kết thúc kinh nguyệt là 8milligrams/ngày). Những ai thiếu sắt thì mình nhớ ăn nhiều nghêu,ngao, sò, hến vào nhe.
2. Nguồn dinh dưỡng ít bị nhiễm độc bởi môi trường so với cá và các loài sống dưới nước khác.
3. Chất béo có lợi cho tim mạch: 100gram nghêungao, sò, hến chứa khoảng 140 milligram omega 3 acid. Theo nghiên cứu các nhà khoa học chỉ 250-500milligram Omega3 acide / ngày sẽ rất hữu ích cho sức khoẻ của tim mạch. Nếu bạn cảm thấy quá ngán khi phải ăn cá hàng ngày để đủ lượng omega3 thì bạn hãy ăn thêmnghêungao, sò hến nhe.
4. Tốt hơn thịt gà : 85 gram chứa 20gram protein và ít hơn 2grams chất béo.Nghêungao, sò, hến có chứa nhiều protein hơn hàu và lượng chất béo tương đương thịt gà. Nghêungao, sò, hến có chứa lượng lớn vitamin và khoáng chất hơn là thịt gà.
5. Lượng thấp cholesterol :  Những người có lượng cholesterol cao trong trong máu không bị cấm ăn hải sản, và nghêungao, sò, hến với lượng rất thấp chất béo. Ăn chứa lượng chất béo thât quan trọng hơn rất nhiều trong việc giữ gìn sức khoẻ hơn là chế độ ăn thất cholesterol.

Các loại thực phẩm trị đau họng

Thời tiết lạnh và ẩm ướt rất dễ khiến chúng ta bị đau họng. Hãy thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm dưới đây để phòng và trị bệnh đau họng  nhé.
Các loại thực phẩm trị đau họng hiệu quả nhất:
1.chuối
Chuối rất giàu vitamin B6, kali và vitamin C, chuối không có tính a xít lại rất mềm cho nên dễ ăn và thích hợp bổ sung năng lượng cho bạn khi bạn bị đau họng.
2.súp gà

Theo một số chuyên gia, súp gà nóng có tác dụng hơn thuốc kháng sinh. Súp gà có đặc tính kháng viêm nhẹ và giảm tắc ngẽn đờm. nếu nầu súp gà cùng với cà rốt, hành tây, cần tây, củ cải, khoai lang hoặc tỏi đều tốt cho sức khỏe và giúp chữa bệnh nhanh chóng
3.nước chanh  mật ong
Dùng hỗn hợp nước cốt chanh với mật ong sẽ giúp bệnh đau họng thuyên giảm một cách nhanh chóng do hỗn hợp này có tác dụng làm giảm viêm, sưng tấy cổ họng, giúp giảm đau họng hiệu quả.
4.trà gừngmật ong
Thưởng thức một cốc trà gừngmật ong sẽ giúp bạn giảm đau rát ở cổ họng đồng thời làm giảm tắc ngẽn họng và bớt các cơn đau thắt ngực do ho quá nhiều
5.trứng và lòng trắng trứng
Bạn nên ăn trứng luộc khi bị đau họng vì nó có tác dụng đối phó với tình trạng viêm và các cơn đau họng của bạn hiệu quả
6.cà rốt hấp hoặc luộc
Cà rốt cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng như vitamin A, vitamin C, vitamin K, chất xơ và kali. Nó sẽ giúp bạn có đủ năng lượng để chống lại bệnh đau họng

Chim bồ cầu hầm thuốc bắc

(webamthucviet.blogspot.com) Chim bồ câu hầm thuốc bắc hạt sen là món ăn ngon, bổ dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Nó giúp bạn có trạng thái khỏe mạnh, giúp tinh thần sảng khoái. Vậy còn chờ đợi gì nữa, hãy cùng “mẹo vặt” vào bếp thực hiện món ngon dễ làm này ngay thôi nào

Nguyên liệu làm món chim bồ câu:
  • 2 con chim bồ câu
  • 500g lá ngải cứu
  • 200g táo tàu
  • 1g kỷ tử, 50g thục
  • 50g quy
  • 100g ý dĩ
  • 150g thịt nạc thăn xay
  • 200g hạt sen
  • 50g đậu xanh
  • 50g gạo nếp.
Cách làm món chim bồ câu hầm thuốc bắc:

Bước 1: Chim bồ câu ta làm sạch, bỏ hết phần lòng, chặt phần đầu, cổ và cánh để riêng, giữ nguyên con.
Bước 2: Ta bắc một nồi nước lên bếp, cho kỷ tử, thục, quy, ý dĩ vào hầm cùng với đầu, cánh và cổ bồ câu.
Bước 3: Tiếp đến dùng một nồi khác ninh mềm hạt sen.
Bước 4: Ngải cứu nhặt lấy phần lá non và ngọn, bỏ phần già, đun nước sôi lên luộc sơ, sau đó cho vào chảo xào với dầu ăn và gia vị.
Bước 5: Dùng một cái tô lớn rồi cho hạt sen, nếp, đậu xanh, thịt nạc xay cùng kỷ tử, táo tàu, thục, quy, ý dĩ và lá ngải cứu vào trộn đều, nêm nếm gia vị cho vừa.
Bước 6: Nhồi hỗn hợp trên vào phần bụng bồ câu, sau đó dùng tăm ghim lại, để giữ phần nhân không rơi ra ngoài.
Bước 7: Cuối cùng ta cho bồ câu vào nồi nước hầm từ 3 – 4 tiếng đồng hồ là được. Bồ câu khi chín vớt ra ăn nóng, nước có thể dùng để uống rất ngon .
Chúc cả gia đình ngon miệng với món ăn tốt cho sức khỏe này nhé !

Nấu món bún chay thơm ngon

Nấu món bún chay thơm ngon, Món này ăn với bún và nước chấm rất ngon và đậm đà

-10 miếng đậu hủ chiên
-1/2 trái thơm
-2 trái cà chua
-300 gram (3 chén) nấm tuyết
-300 gram (3 chén) nấm rơm
-2 cây sả
-50 gram (1/2 chén) sả bằm
-150 gram (1,5 chén) măng chua
-Muối, bột nêm chay, sa tế ớt, nước tương
-Hành lá, ngò rí
-Rau sống (bạn thích ăn rau gì thì mua rau đó) càng nhiều rau càng thêm ngon
Thực hiện:
Bước 1
-Chuẩn bị nước nấu: cho khoảng 2 lít (8,5 chén) nước lạnh vào nồi. Cắt thơm (giống nấu canh chua) bỏ vào, cà chua mỗi trái cắt làm 6 múi, sả cây cắt làm 2 đập giập. Tất cả bỏ vào nồi rồi nêm gia vị: muối, bột nêm chay, đường.
-Hành lá, ngò cắt nhỏ.
-Nấm rửa sạch ngâm nước gạo, để ráo. Nấm tuyết xé vừa ăn. Nấm rơm chẻ làm 4 nhưng không chẻ rời ra.
-Măng chua ngâm nước rửa sạch, xé vừa ăn.
Bước 2
-Đậu hủ cắt vát chiên giòn.
-Dầu ăn cho vào đun nóng cho khoảng 2 muỗng lớn đường vào (giống làm nước màu), khi đường chuyển sang màu vàng thì cho nước sa tế và ớt trái cắt nhỏ vào. Cho 40 gram (1/3 chén) sả bằm vào xào cho có màu vàng, rồi cho măng với đậu hủ vào xào chung nêm 1 ít muối.
-Cho 2 loại nấm vào xào chung nêm 1 ít muối, bột nêm.
-Cho tất cả những nguyên liệu đã xào vào nồi nước đã chuẩn bị sẵn, sau đó đun sôi, nêm nếm cho vừa ăn.
Làm nước chấm: 1 tép tỏi, sả bằm còn lại, ớt trái, 1 ít đường cho vào cối giã rồi múc ra chén cho nươc tương vào.
Món này ăn với bún và đậu hủ chấm nước tương rất ngon.